Khu vực bếp là nơi giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng món ăn và trải nghiệm của thực khách. Do tính chất đặc thù với nhiều thiết bị nóng, sắc nhọn việc thiết kế bếp cần phải được tính toán cẩn thận và khoa học. Để tìm hiểu thêm về nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng, mời bạn tham khảo bài viết của Thiết Bị Công Nghiệp Nguyễn Thắng bên dưới nhé!
1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bếp nhà hàng
Dù bạn điều hành bất kỳ mô hình nhà hàng nào, từ quy mô nhỏ đến lớn, việc bố trí các khu vực chức năng như kho chứa, sơ chế, nấu món và ra món là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo sự thuận tiện và hợp lý, nguyên tắc vàng trong thiết kế bếp nhà hàng khách sạn là 30 - 40% diện tích nên được dành cho khu vực bếp, trong khi 60 - 70% còn lại được phân bổ cho các khu vực phục vụ khách như phòng ăn, sảnh chờ và nhà vệ sinh. Sự cân bằng này không chỉ giúp tối ưu hóa công năng sử dụng mà còn đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho thực khách.
Thiết kế bếp nhà hàng hiện đại thường theo quy tắc 3:7
2. 05 quy tắc thiết kế bếp nhà hàng cần nhớ
Khi lên kế hoạch bố trí không gian cho nhà bếp, bước đầu tiên bạn cần chú trọng là tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép và xác lập mô hình nhà hàng. Ngoài ra, từng khu vực trong quán cũng cần tuân thủ các quy tắc, tiêu chuẩn thiết kế bếp công nghiệp để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả trong vận hành.
2.1 Khoa học và hợp lý
Thiết kế nhà bếp đảm bảo luồng di chuyển một chiều cho nguyên liệu từ kho đến khu sơ chế, khu nấu và cuối cùng là khu rửa. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng giao cắt, giảm thiểu ô nhiễm chéo khi nấu nướng.
Bên cạnh đó, bạn cần phân chia khu vực chức năng riêng biệt. Cụ thể mỗi khu vực như sơ chế, nấu, rửa, bảo quản phải được phân chia rõ ràng, có vách ngăn hoặc màu sắc khác nhau để dễ nhận biết.
Cuối cùng là phải sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì các thiết bị bếp nhà hàng.
2.2 Hiệu quả khi hoạt động
Khi thiết kế, bạn cần lưu ý tính toán không gian bếp đủ rộng để các đầu bếp di chuyển dễ dàng, không bị vướng víu. Hệ thống chiếu sáng cũng phải được lắp đặt đầy đủ, đảm bảo ánh sáng trắng để quan sát thực phẩm và các dụng cụ.
Ngoài ra, cần cung cấp đầy đủ tiện ích như bồn rửa, kệ để đồ, thùng rác... để hỗ trợ công việc của đầu bếp. Các dụng cụ, nguyên liệu phải được sắp xếp gọn gàng, có vị trí cố định để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng.
2.3 An toàn vệ sinh thực phẩm
Thiết kế bếp cho các nhà hàng, khách sạn cần có hệ thống thu gom và xử lý rác thải hợp vệ sinh. Bố trí hệ thống cấp nguồn nước sạch cho việc rửa thực phẩm, dụng cụ và vệ sinh bếp.
Bên cạnh đó, hệ thống thông gió tốt giúp loại bỏ mùi hôi, dầu mỡ, đảm bảo không khí trong lành và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Do đó, trong bản thiết kế cũng không được thiếu hệ thống này. Hệ thống thông gió sẽ được lắp đặt phía trên cao, đối diện với khu vực bếp và có khoảng cách lớn so với khu vực để nguyên vật liệu nhằm tránh khói bụi, mùi thức ăn ám vào.
Bếp nhà hàng cần phải sạch sẽ, gọn gàng
Ngoài ra, quy tắc chọn vật liệu cho bếp nhà hàng là ưu tiên vật liệu dễ vệ sinh, chống ẩm, chống trơn trượt như inox, gạch men cho các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
2.4 Tính thẩm mỹ
Bếp không chỉ là nơi chế biến thức ăn mà còn là một phần của không gian nhà hàng, vì vậy cần chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ. Thiết kế không gian bếp nên ưu tiên sử dụng màu sắc tươi sáng, hài hòa để tạo không gian làm việc thoải mái. Đồng thời, chọn thiết bị có tính thẩm mỹ cao, bền đẹp để bố trí.
2.5 Không gian các khu vực chính trong bếp
Các khu vực chính trong bếp nhà hàng gồm: Khu sơ chế, khu gia công thực phẩm, khu chế biến, khu rửa, khu vực kho, khu vực soạn đồ ăn, trang trí. Mỗi khu vực đều có những quy chuẩn nhất định khi thiết kế, bố trí. Cụ thể:
- Khu sơ chế: Nơi sơ chế thực phẩm trước khi nấu nướng. Khu vực này cần được bố trí khoa học với các giá nan inox và chậu rửa thực phẩm liên kết hợp lý, tạo nên quy trình liền mạch.
- Khu gia công thực phẩm: Nơi thực hiện các công đoạn như băm, chặt thịt, nhào bột, nặn bột,.... Khu vực này cần được trang bị đầy đủ thiết bị như bàn chặt, bàn chế biến, máy xay thịt, máy thái thịt và máy trộn bột. Và khi thiết kế, cần đảm bảo không gian đủ rộng để 3 đến 4 đầu bếp có thể làm việc thoải mái.
- Khu chế biến, nấu ăn: Tại khu vực này cần đặt các thiết bị nấu chín thức ăn như bếp, lò nướng, chảo... Bên cạnh đó, chủ nhà hàng cũng cần đầu tư hệ thống hút mùi, hút khói ngay bên trên bếp để không gian thoải mái, dễ chịu cho đầu bếp trổ tài nấu nướng.
- Khu vực soạn thức ăn: Khu vực này để soạn chia đồ ăn đã qua chế biến hoặc nấu chín nên đòi hỏi yếu tố không gian sạch sẽ, vệ sinh thực phẩm và những thiết bị bếp có tính năng và yếu tố giữ nhiệt thức ăn. Thông thường, khu chia soạn thức ăn thường được thiết kế có một mặt thoáng, có thể nhìn ra khu vực khách ngồi hoặc gần cửa ra vào.
- Khu vực thu hồi rác, vệ sinh: Nơi thu gom rác, rửa bát đĩa, dụng cụ nấu ăn. Do đó, khi thiết kế, cần chú ý đặt khu vực này ở nơi gần trung tâm bếp, tiện lợi cho cả đội chế biến và phục vụ lấy bát đũa, dao kéo.
2.6 Các nguyên tắc khác khi thiết kế bếp nhà hàng
- Tính linh hoạt: Thiết kế bếp phải linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của nhà hàng.
- Tính đơn giản: Tránh thiết kế quá cầu kỳ, phức tạp.
- Dễ dàng giám sát: Dễ dàng quan sát toàn bộ quá trình chế biến.
- Hiệu quả không gian: Tận dụng tối đa không gian có sẵn.
Trên đây là tất cả thông tin về các nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng mà bạn có thể tham khảo. Việc thiết kế không gian bếp cho các nhà hàng cần dựa trên quy mô, loại hình nhà hàng và menu món ăn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế bếp để có được một không gian bếp hoàn hảo. Ngoài ra, nếu bạn có quan tâm đến các vấn đề khác như lựa chọn thiết bị bếp công nghiệp, hãy lựa liên hệ với Thiết Bị Công Nghiệp Nguyễn Thắng để được hỗ trợ tận tình.
>>>> CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC: