Vệ sinh bếp là một yếu tố vô cùng quan trọng trong ngành ẩm thực, nhà hàng. Vậy nên, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo dựng niềm tin cho khách hàng, việc xây dựng một quy trình vệ sinh bếp nhà hàng là điều cần thiết. Mời độc giả tham khảo mẫu quy trình vệ sinh cụ thể, chi tiết trong bài viết này cùng Thiết Bị Công Nghiệp Nguyễn Thắng nhé!
>>>> XEM NGAY: Bếp công nghiệp chính hãng chất lượng giá tốt
1. Quy trình vệ sinh bếp khoa học theo thời điểm
1.1 Quy trình vệ sinh bếp trong ca làm việc
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, nhà hàng có thể áp dụng quy trình sau để vệ sinh bếp ngay trong ca làm việc:
- Luôn làm sạch kỹ lưỡng các vỉ nướng, khay hứng mỡ sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ dầu mỡ và thức ăn thừa.
- Khu vực nấu ăn, sơ chế và chuẩn bị nguyên liệ cần giữ cho các bề mặt làm việc, bếp nấu, bồn rửa luôn sạch sẽ. Lau dọn ngay sau khi hoàn thành mỗi công đoạn chế biến.
- Thay thế thớt khi xuất hiện nhiều vết xước để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Thay nước rửa và giẻ lau ngay sau khi vệ sinh 1 khu vực/ 1 dụng cụ để đảm bảo hiệu quả làm sạch và tránh lây nhiễm chéo.
- Đậy kín thùng rác, đổ rác thường xuyên để tránh mùi hôi và thu hút côn trùng.
Quy trình vệ sinh bếp trong ca làm việc
1.2 Quy trình vệ sinh bếp sau ca làm việc
Dưới đây là quy trình vệ sinh bếp nhà hàng sau mỗi ca làm việc của nhân viên:
- Làm sạch nồi chiên, chải vỉ nướng, khử trùng dụng cụ bếp
- Làm sạch các giẻ lau chùi, đặc biệt là bọt biển
- Giặt sạch tạp dề, đồng phục và khử trùng các dụng cụ cá nhân của nhân viên
- Rửa sạch và khử trùng tất cả các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm như thớt, mặt bàn, dây chuyền sản xuất.
- Giặt thảm sàn, lau chùi sàn nhà
- Làm sạch tủ lạnh
- Bọc kín tất cả thực phẩm trong ngăn mát
>>>> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn quy trình vận hành bếp nhà hàng chuyên nghiệp
1.3 Quy trình vệ sinh định kỳ hàng ngày
Để đảm bảo chất lượng vệ sinh và hiệu quả hoạt động trong ngày làm việc tiếp theo, việc vệ sinh bếp cuối ngày là vô cùng quan trọng. Cụ thể, nhân viên bếp cần thực hiện các công việc sau trong quy trình vệ sinh bếp nhà hàng định kỳ hàng ngày:
- Tẩy sạch mỡ bám trên các bề mặt như bếp nấu, tường, kẽ tường, sàn nhà.
- Thay lót giấy bạc cho vỉ nướng để đảm bảo vệ sinh và dễ dàng làm sạch.
- Rửa sạch dụng cụ mở hộp và các dụng cụ khác
- Cho chạy hệ thống hút mùi để loại bỏ mùi hôi và dầu mỡ
Các công việc vệ sinh bếp hàng ngày
>>>> ĐỌC NGAY: Quy trình bảo trì bếp công nghiệp và những lưu ý quan trọng
1.4 Quy trình vệ sinh hàng tuần
Quy trình vệ sinh hàng tuần cần có các đầu công việc sau để đảm bảo bếp sạch sẽ, dụng cụ an toàn để làm việc và chế biến thực phẩm:
- Làm sạch các thiết bị lớn như làm sạch tủ đông, lò nướng bánh mì,...
- Mài sắc dao
- Làm sạch các dụng cụ nấu bằng gang
- Vệ sinh hệ thống thoát nước, thông cống,...
1.5 Quy trình vệ sinh bếp theo tháng
Danh sách các công việc vệ sinh định kỳ theo tháng:
- Làm sạch phía sau các thiết bị như lò nướng, bếp công nghiệp, nồi chiên để loại bỏ dầu mỡ tích tụ
- Làm sạch tủ đông công nghiệp
- Làm trống và vệ sinh máy làm đá
- Hiệu chỉnh và làm sắc lưỡi cắt của loại máy như máy cắt thịt, phô mai,...
- Làm sạch tường, trần nhà, khu vực bảo quản đồ khô.
- Kiểm tra và cập nhật bộ dụng cụ sơ cứu, bảng dữ liệu an toàn vật liệu và phác thảo cách sử dụng hóa chất an toàn
1.5 Quy trình dọn dẹp vệ sinh bếp hàng năm
Bên cạnh các công việc vệ sinh hàng ngày hoặc định kỳ tuần, tháng thì những công việc sau đây, mặc dù thực hiện ít thường xuyên hơn, nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và hoạt động hiệu quả của nhà bếp:
- Kiểm tra hệ thống PCCC, kiểm tra định kỳ hệ thống báo cháy và chữa cháy để đảm bảo chúng luôn hoạt động tốt.
- Kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy ít nhất 2 lần/năm để đảm bảo chúng sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
- Làm sạch đèn hoa tiêu trên các thiết bị bếp gas để đảm bảo tầm nhìn và an toàn khi nấu nướng.
Phòng cháy chữa cháy là yếu tố quan trọng cần có trong quy trình kiểm tra vệ sinh bếp nhà hàng hàng năm
2. Lưu ý trong quy trình vệ sinh bếp nhà hàng đúng chuẩn
2.1 Luôn cần chuẩn bị trước khi tiến hành vệ sinh
Một quy trình vệ sinh bếp hiệu quả bắt đầu từ khâu chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước khi bắt tay vào làm cần chuẩn bị những điều sau:
- Lên kế hoạch chi tiết, các đầu công việc cần làm và nhân sự chịu trách nhiệm cho quy trình. Mỗi nhà hàng, mỗi bếp đều có những điểm khác biệt, những dụng cụ nhà bếp riêng,... Vậy nên, bạn cần thiết kế một quy trình phù hợp, được khảo sát và “đo ni đóng giày” cho bếp của bạn.
- Chạy thử quy trình vệ sinh, nếu có những yếu tố chưa phù hợp hoặc cần thiếu trong quy trình, bạn hãy bổ sung thêm
- Chuẩn bị dụng cụ, đảm bảo đầy đủ các dụng cụ và hóa chất cần thiết
Những công việc trên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn và đạt được kết quả vệ sinh tốt nhất.
2.2 Lưu ý về cách vệ sinh các thiết bị bằng thép trong nhà hàng
Trong các khu bếp nhà hàng, các thiết bị, dụng cụ bằng thép là không hề hiếm thấy. Để giữ cho các thiết bị bằng thép luôn sáng bóng và vệ sinh, cần lưu ý những điểm sau trong quá trình vệ sinh:
- Chất tẩy rửa cần chọn loại chuyên dụng cho thép không gỉ, tránh các chất mài mòn
- Dùng vải mềm hoặc miếng bọt biển thấm dung dịch, lau nhẹ theo chiều vân thép, không chà xát.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit mạnh hoặc các chất mài mòn.
Bài viết trên, Thiết Bị Công Nghiệp Nguyễn Thắng đã trình bày quy trình vệ sinh bếp nhà hàng chi thiết theo từng thời điểm như hàng ngày, hàng tháng, năm,... cũng như một số lưu ý trong quá trình vệ sinh và lên kế hoạch vệ sinh bếp. Hy vọng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích!
>>>> THAM KHẢO NGAY: Cách vệ sinh bếp ga công nghiệp đúng cách, luôn sạch sẽ