MENU
Danh mục sản phẩm

Bí quyết thiết kế bếp nhà hàng nhỏ tối ưu, thẩm mỹ

16/09/2024 Theo dõi Nguyễn Thắng trên
Tác giả: Nguyễn Việt Thắng
Nội dung bài viết

Đối với những nhà hàng nhỏ, việc sắp xếp và phân chia khu vực để đảm bảo không gian tối ưu luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong bài viết hôm nay, Thiết Bị Công Nghiệp Nguyễn Thắng sẽ chia sẻ với quý độc giả những bí quyết thiết kế bếp nhà hàng nhỏ đảm bảo cả mặt thẩm mỹ và tiện lợi.

>>>> XEM NGAY: Danh sách thiết bị bếp khách sạn cần chuẩn bị để kinh doanh

1. Vấn đề khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Đối với công việc thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, làm thế nào để sắp xếp cho khoa học, tiện lợi luôn là một câu hỏi rất được quan tâm. Nhờ vậy sẽ giúp công việc sẽ được tiết kiệm thời gian và nguồn lực. 

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Tiêu chuẩn thiết kế nhà ăn mới nhất hiện nay

1.1 Diện tích nhỏ hẹp

Diện tích hạn chế trong bếp nhà hàng nhỏ gây ra nhiều khó khăn trong việc sắp xếp khu vực nấu nướng, lưu trữ và di chuyển. Để giải quyết vấn đề này, người thiết kế cần tận dụng mọi không gian có sẵn như các góc tường hoặc kệ treo, đồng thời chọn thiết bị nhỏ gọn nhưng đa chức năng.

thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Vấn đề thiết kế và sắp xếp đồ đạc với gian bếp nhỏ

1.2 Bố trí và sắp xếp đồ đạc

Việc bố trí đồ đạc trong bếp cần được tính toán tỉ mỉ để đảm bảo sự tiện lợi cho quá trình làm việc. Các khu vực nấu nướng, rửa chén và chuẩn bị nguyên liệu cần được sắp xếp liền kề nhau để tối ưu hóa luồng công việc. Qua đó giúp giảm thiểu thời gian di chuyển, tăng hiệu suất hoạt động trong không gian hạn chế.

thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Sắp xếp đồ đạc trong bếp

2. Nguyên tắc sắp xếp các khu vực trong gian bếp nhà hàng nhỏ

Dưới đây là những khu vực quan trọng trong gian bếp nhà hàng nên được sắp xếp một cách có nguyên tắc. 

2.1 Khu vực lưu trữ thực phẩm

Khu vực này cần được sắp xếp gần lối vào để thuận tiện cho việc nhận hàng và kiểm tra nguyên liệu. Thực phẩm tươi, khô và đông lạnh cần được phân chia rõ ràng và bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lưu ý rằng khu vực này cần được để ở trên cao, tại các vị trí khô ráo để có thể hạn chế tối đa nấm mốc, chuột bọ. 

thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Khu vực lưu trữ sản phẩm trong bếp

2.2 Khu vực sơ chế

Khu vực sơ chế nên đặt gần khu vực lưu trữ để dễ dàng lấy nguyên liệu. Việc bố trí bàn sơ chế gọn gàng, hợp lý, cùng với dụng cụ hỗ trợ như dao, thớt sẽ giúp công đoạn chuẩn bị nguyên liệu nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Đây là khu vực tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu nấu ăn nên cần lưu ý đảm bảo vệ sinh. Các dụng cụ nhưng găng tay, khẩu trang, tạp dề nên chuẩn bị sẵn sàng và đặt tại các vị trí hợp lý.

2.3 Khu vực nấu nướng

Với một thiết kế bếp nhà hàng nhỏ tối ưu, khu vực nấu nướng nên nằm ở trung tâm để dễ dàng kết nối với các khu vực khác. Các bếp nấu, nồi hấp và lò nướng cần được bố trí gần nhau để thuận tiện cho việc chế biến nhiều món cùng lúc và đảm bảo an toàn trong quá trình nấu nướng.

Khu vực này thường có nhiều máy móc nên sẽ chiếm một diện tích tương đối rộng. Hãy tận dụng không gian bằng cách sắp xếp bố cục khớp nhau giữa vị trí để và lối đi. 

thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Bố trí thiết kế khu vực nấu nướng

2.4 Khu vực để đồ ăn chín

Sau khi nấu xong, đồ ăn chín cần được đặt ở một khu vực riêng để tránh lẫn lộn với nguyên liệu sống. Khu vực này thường được bố trí gần lối ra của bếp, giúp phục vụ món ăn một cách nhanh chóng và gọn gàng.

Một số đồ dùng cần thiết trong khu vực để đồ chín mà mỗi gian bếp nhà hàng đều cần có như bàn ra món, giá đỡ thức ăn, máy hâm nóng đồ. 

2.5 Khu vực rửa bát 

Khu vực rửa bát nên tách biệt với khu vực nấu nướng để tránh ảnh hưởng đến vệ sinh và sự an toàn thực phẩm. Cần có không gian để phân loại chén đĩa bẩn và sạch, cùng với hệ thống thoát nước tốt để đảm bảo quá trình rửa diễn ra hiệu quả.

Các dụng cụ trong khu rửa bát cần tuân theo quy tắc sắp xếp sau đối với thiết kế bếp nhà hàng nhỏ: 

  • Bồn rửa bát: Bồn rửa nên được đặt ở trung tâm khu vực rửa chén, tạo điểm chính cho việc rửa thủ công. Để đảm bảo quy trình hiệu quả, nên có ít nhất hai bồn – một để rửa và một để tráng qua nước sạch. Bồn rửa nên có hệ thống thoát nước tốt và được trang bị vòi phun áp lực để làm sạch nhanh hơn.
  • Kệ đặt bát chén đĩa: Kệ đặt bát chén đĩa sạch cần được bố trí gần bồn rửa, phía trên hoặc bên cạnh. Để tiết kiệm không gian, nên sử dụng kệ treo hoặc kệ gắn tường. Ngoài ra, cần có khu vực riêng cho các dụng cụ lớn như xoong nồi.
  • Máy rửa bát công nghiệp: Máy rửa bát công nghiệp nên được đặt cạnh bồn rửa, để những chén đĩa đã được tráng qua dễ dàng chuyển vào máy. Vị trí này giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tối ưu hóa quy trình rửa tự động.
  • Khu vực xử lý rác thải: Khu vực xử lý rác thải nên được đặt ở đầu khu vực rửa chén, gần với bồn rửa để dễ dàng loại bỏ thức ăn thừa và rác trước khi rửa. Thùng rác nên có nắp đậy kín và được phân loại rác hữu cơ, tái chế và không tái chế để tuân thủ quy định xử lý rác thải. 

2.6 Sắp xếp bếp, máy móc

Khu bếp là khu có chứa rất nhiều máy móc, bếp điện, bếp ga,... chiếm diện tích lớn nên cần được sắp xếp theo thứ tự logic của quy trình làm việc, từ sơ chế đến nấu nướng và hoàn thiện. Tận dụng các thiết bị đa năng và gọn nhẹ giúp tiết kiệm không gian, trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động trong bếp.

Lưu ý khi chọn thiết bị cần đáp ứng được nhu cầu nấu nướng của nhà hàng nhưng vẫn phải phù hợp với không gian đặt. Không nên chọn máy móc quá to hay cồng kềnh. 

thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Lưu ý khi bố trí bếp, máy móc trong bếp 

3. Những lưu ý khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ tối ưu

Ngoài việc bố trí hợp lý các khu vực như trên, để thiết kế bếp nhà hàng nhỏ tối ưu bạn cũng có thể tham khảo thêm các lưu ý sau: 

  • Tối ưu hóa không gian: Sử dụng kệ treo, tủ âm tường và các thiết bị nhỏ gọn để tận dụng mọi diện tích, đảm bảo không gian làm việc thoáng đãng.
  • Sắp xếp theo quy trình làm việc: Bố trí các khu vực nấu nướng, sơ chế, rửa bát theo thứ tự logic để tối ưu hóa luồng công việc, giảm thời gian di chuyển.
  • Chọn thiết bị đa năng: Ưu tiên các thiết bị có thể thực hiện nhiều chức năng, giúp tiết kiệm diện tích và tăng hiệu quả sử dụng.
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn: Bố trí khu vực rửa, xử lý rác và đồ ăn chín riêng biệt để tránh lây nhiễm chéo và duy trì an toàn thực phẩm.
  • Hệ thống thông gió tốt: Đảm bảo có quạt hút hoặc hệ thống thông gió phù hợp để duy trì không khí trong lành và giảm nhiệt độ trong bếp.
  • Dễ dàng bảo trì và vệ sinh: Sử dụng vật liệu bền, chống thấm nước và dễ lau chùi cho tường, sàn, và bề mặt làm việc.

thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Lưu ý khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Việc thiết kế bếp nhà hàng nhỏ hợp lý sẽ quyết định được tiến độ hoàn thành nấu nướng và phục vụ khách hàng. Vì vậy cần đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc bố trí hợp lý không gian của các khu vực và máy móc. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Thiết Bị Công Nghiệp Nguyễn Thắng sẽ giúp quý độc giả nắm được những bí quyết để sở hữu cho doanh nghiệp mình một gian bếp khoa học, thông minh.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Quy trình bếp 1 chiều cho bếp tập thể, nhà hàng

Nguyễn Việt Thắng

Ông Nguyễn Việt Thắng sinh năm 1988 hiện đang giữ chức vụ Giám đốc đồng thời là người sáng lập ra Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thiết Bị Công Nghiệp Nguyễn Thắng. Kể từ từ khi ra trường và bắt đầu làm việc trong lĩnh vực bếp công nghiệp, nhà hàng khách sạn, ông Thắng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn các giải pháp cho doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn trọng thiết kế hệ thống bếp nhà hàng.

Viết bình luận của bạn

Nội dung bài viết

08.393.66666

(8h00 - 23h00)

Chat Facebook

(8h00 - 23h00)

Chat Zalo

(8h00 - 23h00)